iPhone giúp Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Cách đây 15 năm, mẫu smartphone này suýt không thể ra mắt do những yếu tố đơn giản nhưng quan trọng.
Thế hệ iPhone đầu tiên được Steve Jobs giới thiệu tại hội nghị Macworld ngày 9/1/2007 sau nhiều tháng xuất hiện dưới dạng tin đồn. Đến khi sự kiện diễn ra, nhiều người vẫn chưa thể hình dung chiếc điện thoại đó sẽ ra sao.
Kể cả khi Steve Jobs trình làng iPhone, công chúng chỉ biết đó là mẫu điện thoại đắt tiền, được bán tại Mỹ qua nhà mạng AT&T. Kết quả, mẫu điện thoại được Jobs ra mắt năm 2007 trở thành sản phẩm thành công nhất trong lịch sử, đưa Apple trở thành công ty trị giá nghìn tỷ USD.
Năm 2007, nhiều nhân vật trong giới công nghệ dự đoán iPhone sẽ thất bại. Dù lịch sử chứng minh điều đó là sai, trang Inc đã đưa ra 3 yếu tố từng khiến iPhone suýt sụp đổ.
Thỏa thuận với AT&T
Cách đây hơn 15 năm, hầu hết thành phần trên điện thoại như thiết kế, giao diện, tính năng do nhà mạng quyết định. Chúng thường chứa nhiều phần mềm rác (bloatware), ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Trong những năm đầu tiên, iPhone được bán độc quyền tại Mỹ bởi nhà mạng AT&T thông qua thỏa thuận với Cingular Wireless. Tháng 3/2006, chủ sở hữu của Cingular là BellSouth bị AT&T mua lại. Một năm sau, thương hiệu Cingular hợp nhất với AT&T ngay trước khi iPhone lên kệ.
Stan Sigman, CEO Cingular Wireless đã ký thỏa thuận bí mật với Apple vào năm 2005 dù chưa biết thiết kế hay nguyên mẫu điện thoại. Thời điểm đó, các nhà mạng đều đắn đo với yêu cầu kiểm soát chặt chẽ sản phẩm của Apple. Tuy nhiên, ban lãnh đạo AT&T và Cingular đã nhìn ra tiềm năng của thỏa thuận.
Jobs đã thuyết phục AT&T chấp nhận những điều khoản chưa từng có để trở thành nhà phân phối iPhone độc quyền. Đổi lại trong 5 năm, AT&T sẽ nhận 10% doanh thu iPhone tại các cửa hàng, và một khoản nhỏ doanh thu iTunes. Về phía Jobs, ông sẽ nhận về 10 USD/tháng trên mỗi hóa đơn cước của khách hàng AT&T.
Apple giữ quyền kiểm soát hoàn toàn thiết kế và tính năng của iPhone. Jobs còn thuyết phục AT&T đầu tư cả triệu USD, bỏ ra hàng nghìn giờ để phát triển tính năng hộp thư thoại trực quan (visual voicemail) chỉ có mặt trên iPhone.
Nhờ thỏa thuận trên, Apple đạt mục tiêu kiểm soát hoàn toàn việc thiết kế, sản xuất và quảng bá iPhone. Steve Jobs gây bất ngờ khi thương lượng thành công với một trong những công ty viễn thông lâu đời nhất.
Nếu không đạt thỏa thuận với nhà mạng, iPhone có thể đã không xuất hiện. Sự mạo hiểm của AT&T đã góp phần mang đến thành công cho iPhone. Đến tháng 1/2008, iPhone trở thành smartphone phổ biến nhất của AT&T, giúp nhà mạng này thu hút nhiều khách hàng mới.
Không có App Store
Năm 2007, iPhone chỉ có 16 ứng dụng cài sẵn và không có App Store. Jobs cho biết lập trình viên có thể viết ứng dụng web, chạy trên Safari nếu muốn phát hành phần mềm cho iPhone. Ứng dụng bên thứ ba duy nhất có mặt trên iPhone thời điểm đó là Google Maps, không hỗ trợ tính năng chỉ đường theo thời gian thực do iPhone không có GPS.
Tuy được Jobs đánh giá cao, cách hoạt động của ứng dụng web có sự khác biệt lớn so với phần mềm gốc. Đó là lý do người dùng tìm đến bẻ khóa (jailbreak) để cài ứng dụng lên iPhone.
Stan Sigman, CEO Cingular Wireless đã ký thỏa thuận bí mật với Apple vào năm 2005 dù chưa biết thiết kế hay nguyên mẫu điện thoại. Thời điểm đó, các nhà mạng đều đắn đo với yêu cầu kiểm soát chặt chẽ sản phẩm của Apple. Tuy nhiên, ban lãnh đạo AT&T và Cingular đã nhìn ra tiềm năng của thỏa thuận.
Jobs đã thuyết phục AT&T chấp nhận những điều khoản chưa từng có để trở thành nhà phân phối iPhone độc quyền. Đổi lại trong 5 năm, AT&T sẽ nhận 10% doanh thu iPhone tại các cửa hàng, và một khoản nhỏ doanh thu iTunes. Về phía Jobs, ông sẽ nhận về 10 USD/tháng trên mỗi hóa đơn cước của khách hàng AT&T.
Apple giữ quyền kiểm soát hoàn toàn thiết kế và tính năng của iPhone. Jobs còn thuyết phục AT&T đầu tư cả triệu USD, bỏ ra hàng nghìn giờ để phát triển tính năng hộp thư thoại trực quan (visual voicemail) chỉ có mặt trên iPhone.
Nhờ thỏa thuận trên, Apple đạt mục tiêu kiểm soát hoàn toàn việc thiết kế, sản xuất và quảng bá iPhone. Steve Jobs gây bất ngờ khi thương lượng thành công với một trong những công ty viễn thông lâu đời nhất.
Nếu không đạt thỏa thuận với nhà mạng, iPhone có thể đã không xuất hiện. Sự mạo hiểm của AT&T đã góp phần mang đến thành công cho iPhone. Đến tháng 1/2008, iPhone trở thành smartphone phổ biến nhất của AT&T, giúp nhà mạng này thu hút nhiều khách hàng mới.
Không có App Store
Năm 2007, iPhone chỉ có 16 ứng dụng cài sẵn và không có App Store. Jobs cho biết lập trình viên có thể viết ứng dụng web, chạy trên Safari nếu muốn phát hành phần mềm cho iPhone. Ứng dụng bên thứ ba duy nhất có mặt trên iPhone thời điểm đó là Google Maps, không hỗ trợ tính năng chỉ đường theo thời gian thực do iPhone không có GPS.
Tuy được Jobs đánh giá cao, cách hoạt động của ứng dụng web có sự khác biệt lớn so với phần mềm gốc. Đó là lý do người dùng tìm đến bẻ khóa (jailbreak) để cài ứng dụng lên iPhone.
Dù không nổi tiếng bằng những cơn giận dữ khác của Jobs, sự điềm tĩnh bất ngờ của cố CEO Apple khi nói về iPhone khiến nhiều nhân viên lúc ấy cảm thấy sợ hãi.
"Đó là một trong ít lần tôi cảm thấy ớn lạnh tại Apple", một kỹ sư từng làm việc trong nhóm phát triển iPhone chia sẻ. Đó là khoảng thời gian căng thẳng nhưng thời hạn gần đến, Apple phải có iPhone, ít nhất là thứ để mang ra công chúng tại Macworld 2007. Do Mac OS X Leopard đã bị hoãn, việc không thể ra mắt iPhone sẽ khiến sự kiện không còn gì thú vị.
Nếu không thể trình làng iPhone vào ngày 9/1/2007, Apple sẽ không thể đáp ứng mong mỏi của nhiều người, và có thể không thành công như hiện nay.