
40 năm trước, Steve Jobs nói về AI: máy tính sẽ có thể trả lời "Aristotle sẽ nói gì về vấn đề này"
- Người viết: CodeWeb lúc
- Tin tức
Hóa ra không chỉ có Bill Gates từ hơn 40 năm trước đã nói về các ý tưởng của AI hiện tại mà cả Steve Jobs cũng có ý tưởng tương tự. Người ta vừa phát hiện ra trong một video ghi lại cảnh thuyết trình của Jobs hồi 1983 tại Hội nghị thiết kế quốc tế, ông đã nói về một công nghệ mới đầy hứa hẹn, cho phép máy tính phản hồi lại các câu hỏi và suy nghĩ như con người. Theo ông, đó sẽ là một sự kế thừa tự nhiên của sách vở.
Jobs nói rằng từ thời đi học, ông đã nhận thấy một hiện tượng trong việc tiếp thu kiến thức từ sách: "Sách giống như đi từ đầu tới cuối mà không có gì ở giữa. Vấn đề là không có cách nào có thể tương tác với cuốn sách đó. Mặc dù đang đọc Plate hay Aristotle hay bất cứ cái gì khác, tôi không thích việc mình không thể dừng lại và đặt các câu hỏi với những đoạn văn bản trong sách."
Và khi đó, Jobs hy vọng rằng tương lai sẽ có một thứ công nghệ giải quyết được chuyện đó: "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chờ 50 tới 100 năm nữa, nếu chúng ta thực sự có thể tạo ra những cỗ máy có thể nắm bắt được ý nghĩa căn bản, hoặc một bộ những nguyên tắc căn bản, hoặc những cách căn bản dể quan sát thế giới, sau đó khi Aristotle, có thể nếu ông ấy mang theo một chiếc máy như vậy suốt đời và gõ tất cả những suy nghĩ của ông ấu ra, thì có lẽ một ngày nào đó sau khi ông ấy mất đi, người ta sẽ có thể hỏi chiếc máy này theo kiểu 'Nè, Aristotle sẽ nói gì về điều này"
Đã hơn 40 năm kể từ khi Steve Jobs phát biểu ý tưởng này và có lẽ thế giới đang dần tạo ra những chiếc máy như vậy. Hiện tại, những nhà phát triển AI đang huấn luyện các chatbot AI kiểu như ChatGPT, Gemini,... bằng những dữ liệu trong sách và vô số nguồn khác để phản hồi lại những câu hỏi của người dùng. Một số đã có thể trả lời câu hỏi "theo phong cách của một nhân vật nổi tiếng", một số còn có thể trả về các thông tin của lịch sử, phân tích nó,... giống như các mà Jobs đã dự đoán về một "cách hoàn toàn mới để tương tác với ý tưởng, lịch sử, thông tin và con người."
Jobs nói rằng từ thời đi học, ông đã nhận thấy một hiện tượng trong việc tiếp thu kiến thức từ sách: "Sách giống như đi từ đầu tới cuối mà không có gì ở giữa. Vấn đề là không có cách nào có thể tương tác với cuốn sách đó. Mặc dù đang đọc Plate hay Aristotle hay bất cứ cái gì khác, tôi không thích việc mình không thể dừng lại và đặt các câu hỏi với những đoạn văn bản trong sách."
Và khi đó, Jobs hy vọng rằng tương lai sẽ có một thứ công nghệ giải quyết được chuyện đó: "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chờ 50 tới 100 năm nữa, nếu chúng ta thực sự có thể tạo ra những cỗ máy có thể nắm bắt được ý nghĩa căn bản, hoặc một bộ những nguyên tắc căn bản, hoặc những cách căn bản dể quan sát thế giới, sau đó khi Aristotle, có thể nếu ông ấy mang theo một chiếc máy như vậy suốt đời và gõ tất cả những suy nghĩ của ông ấu ra, thì có lẽ một ngày nào đó sau khi ông ấy mất đi, người ta sẽ có thể hỏi chiếc máy này theo kiểu 'Nè, Aristotle sẽ nói gì về điều này"
Đã hơn 40 năm kể từ khi Steve Jobs phát biểu ý tưởng này và có lẽ thế giới đang dần tạo ra những chiếc máy như vậy. Hiện tại, những nhà phát triển AI đang huấn luyện các chatbot AI kiểu như ChatGPT, Gemini,... bằng những dữ liệu trong sách và vô số nguồn khác để phản hồi lại những câu hỏi của người dùng. Một số đã có thể trả lời câu hỏi "theo phong cách của một nhân vật nổi tiếng", một số còn có thể trả về các thông tin của lịch sử, phân tích nó,... giống như các mà Jobs đã dự đoán về một "cách hoàn toàn mới để tương tác với ý tưởng, lịch sử, thông tin và con người."