After Steve: Tiết lộ 8 điều về Apple hậu Steve Jobs

After Steve: Tiết lộ 8 điều về Apple hậu Steve Jobs

Cuốn sách “After Steve” của tác giả Tripp Mickle đã tiết lộ nhiều thứ về Apple sau khi không còn nằm trong đế chế của Steve Jobs. Phần lớn nội dung cuốn sách lý giải lý do tại sao Apple vẫn có thể thành công sau nhiều biến cố nội bộ.
Steve ra đi, tương lai của Apple rơi vào tay hai người đàn ông là Jony Ive và Tim Cook. Đến lúc Ive cũng rời đi và Apple được kiểm soát bởi Tim Cook. Bất chấp là một người tập trung vào các dịch vụ và chăm chăm nhìn vào tài chính hơn là tập trung vào sản phẩm mới, thu nhập của Apple vẫn tiếp tục tăng dưới sự dẫn dắt của Giám đốc điều hành mới.
Tóm tắt một số ý tưởng kinh doanh cũng như lý do Apple trở thành công ty công nghệ hàng đầu từ cuốn sách After Steve, design Stefan Morris Hernandez.
Triết lý sản phẩm của Steve Jobs

Trở lại Apple vào năm 1985, Steve đã thay đổi danh mục sản phẩm với các nhóm sản phẩm theo lưới 4x4.
Quay lưng với sự thất bại của Apple tại thời điểm đó là chỉ tập trung vào máy tính. Steve đã chia danh mục sản phẩm sang các sản phẩm iPhone, iPad, iPod và Mac. Chính mô hình kinh doanh mới này đã tạo nên bước ngoặt lịch sử, biến Apple trở thành thương hiệu được công nhận trên toàn cầu như ngày nay.
Sự tinh tế đến từ thiết kế đơn giản

Từ thời Macintosh, Steve Jobs đã bắt đầu với các giao diện đơn giản, trực quan với mục đích bất kỳ ai cũng có thể hiểu được và sử dụng công nghệ dễ dàng.
Kế thừa nguyên tắc thiết kế đó, Jony Ive tiếp tục đưa triết lý đơn giản ứng dụng lên các sản phẩm Apple. Triết lý "sự đơn giản chính là sự tinh tế tối thượng" mà Apple sử dụng lấy cảm hứng từ châm ngôn "Ít hơn nhưng tốt hơn" của nhà thiết kế người Đức Dieter Rams. Chính triết lý này đã tạo nên sự khác biệt của Apple.
Sử dụng phong cách thiết kế Skeuomorphism

Các thiết bị của Apple mang triết lý thiết kế tối giản nhưng thiết kế phần mềm khi ấy vẫn còn cầu kỳ không khớp với tiêu chí. Bởi vậy mà Skeuomorphism được ra đời, cải tiến các biểu tượng trở nên đơn giản, gọn gàng và thể hiện dễ hiểu các chức năng của chúng.
Trong thiết kế, thuật ngữ Skeuomorph nói đến việc thiết kế diện mạo mới cho một đối tượng một cách tối giản nhưng vẫn giữ được những đặc điểm, cấu trúc cần thiết của bản gốc. Khái niệm Skeuomorphism này đã được kỹ sư Scott Forstall của Apple tích hợp vào iPhone. Sau khi Forstall rời công ty, Jony Ive chịu trách nhiệm thiết kế lại giao diện, đưa chúng về dạng tối giản nhất.

Đây là một sản phẩm chứa đựng sự nghiên cứu có chiều sâu của đội ngũ Apple. Để có thể biến đồng hồ trở thành thiết bị công nghệ có thể đeo được, Ive và nhóm thiết kế đã tìm hiểu về quá khứ, cách mà người Anh thu nhỏ đồng hồ truyền thống thành một máy đo thời gian để các thuỷ thủ trên biển sử dụng và cách nó trở thành đồng hồ bỏ túi cho quân đội trong thế chiến thứ hai. Sau đó họ nghiên cứu về cách các bánh răng phức tạp trong đồng hồ hoạt động và cả cách món đồ này trở thành phụ kiện thời trang.
Từ các nghiên cứu trên, Apple Watch đã ra đời, chứng tỏ sự thành công của quá trình tìm hiểu sâu sắc của Apple. Trên Apple Watch, nút "vương miện" chính là yếu tố thể hiện cho sự giao thoa giữa đồng hồ quá khứ và công nghệ máy tính của tương lai.
Các lĩnh vực tương lai

Apple không bao giờ dừng lại, minh chứng cho điều này là công ty đang cố gắng mở rộng các lĩnh vực khác như ngành công nghiệp ô tô. Không chỉ dừng lại trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng dù công ty hiện đang chiếm phần lớn lợi nhuận khoảng 500 tỷ USD, Apple cần tránh trì trệ tăng trưởng và mang đến thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Thay đổi chiến lược
Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận phần cứng của Apple đã giảm trong khi đó tỷ suất lợi nhuận dịch vụ của họ tăng lên. Doanh số sản phẩm bán đi không có sự đột biến trong khi đó chi phí của linh kiện thì tăng lên. Mặt khác, dịch vụ lại là thứ được quan tâm, đặc biệt là nhu cầu đăng ký iCloud ngày càng tăng. Là một người đặc biệt quan tâm đến con số, tài chính, Tim Cook chắc chắn sẽ biết mình cần làm gì.
Bán các sản phẩm dịch vụ

Nếu như trước đây Apple chỉ chăm chăm thu lợi nhuận từ các sản phẩm "cứng" như iPhone, iPad, iPod hay Mac thì giờ đây Tim Cook đã thay đổi chiến lược của mình. Giám đốc điều hành đã nắm bắt cơ hội rất tốt khi biết rằng các nguồn thu khác ngoài sản phẩm vật chất mang đến lợi nhuận không hề nhỏ, điều đang đề cập ở đây chính là các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật số.
Tim Cook muốn biến Apple trở thành nhà cung cấp các dịch vụ, ông sẽ bán quyền truy cập vào các tạp chí chứ không chỉ bán thiết bị có màn hình giúp người ta đọc báo. Apple Pay, Apple TV, Apple Music, Apple News,... là những tham vọng của công ty trong thời đại kỹ thuật số.
Sự rời đi của Jony Ive

Trước đó dưới quản lý của Ive là đội ngũ thiết kế chỉ 20 người. Sau 2 thập kỷ với nhiều thay đổi lớn trong nội bộ công ty, trách nhiệm của Ive lớn hơn rất nhiều khi ông phải quản lý một nhóm đa bộ phận có tới hàng trăm nhân viên. Thời gian làm việc 60-80 giờ 1 tuần, các cuộc họp kéo dài bất tận khiến sức khoẻ ông ngày càng đi xuống, không còn thời gian dành cho gia đình. Ngoài ra những sự bất đồng trong công ty cũng khiến Ive kiệt sức, ông chuyển sang làm bán thời gian tại Apple.

Tuy nhiên dù thời lượng làm việc giảm xuống các căng thẳng vẫn kéo dài, các nhóm thiết kế và các bộ phận không hoà hợp được. Vào năm 2019, Ive đã quyết định rời Apple và thành lập studio riêng của mình.

"After Steve" của Tripp Mickle thể hiện nhiều sự hiểu biết sâu sắc về thương hiệu Apple cũng như các nhân vật quan trọng liên quan tới lịch sử phát triển của công ty. Anh em có thể tìm hiểu và đọc về nó để thấy được sự sáng tạo khi kết hợp công nghệ và nghệ thuật của Apple. Theo thời gian các chiến lược kinh doanh của công ty cũng thay đổi khi tập trung vào phát triển dịch vụ và đăng ký. Anh em dự đoán thế nào về tương lai tiếp theo của Apple nếu tiếp tục đi theo sự dẫn dắt của Tim Cook?