Pro từ viết tắt của Professional, cái nhãn Pro đã được Apple áp dụng trong tiếp thị sản phẩm của mình từ nhiều năm trước. Apple đã từng sử dụng cái nhãn này khá thành công, nó phân biệt các sản phẩm tiêu chuẩn với sản phẩm cao cấp hơn như Macbook Air với Macbook Pro, hoặc để chỉ các sản phẩm có mục đích chuyên nghiệp như Logic Pro, Final Cut Pro và Mac Pro.
Thực chất là “Pro" mà Apple từng sử dụng không hẳn ngụ ý rằng nó hoàn toàn tập trung sự chuyên nghiệp. Đứng ở góc độ tiếp thị, nó có nghĩa là “tốt hơn” giống như từ “Plus" để chỉ sản phẩm có thêm các tính năng mở rộng hoặc “Lite" chỉ một phiên bản ứng dụng hoặc thiết bị ít tính năng hơn. Nhưng vì Apple cũng tạo ra một số sản phẩm chuyên nghiệp thực sự, nên đôi khi nó gây nên sự nhầm lẫn. Nhắc đến sản phẩm Pro nó có thể là một máy tính có thể mở rộng RAM hoặc cũng có thể là chiếc điện thoại có thêm một camera bán với giá đắt đỏ.
Có lẽ do nhận thức được việc tiếp thị sản phẩm với nhãn Pro dần trở nên mất ý nghĩa và không có sự tập trung nhất định, Apple bắt đầu chuyển sang sử dụng nhãn “Studio", điển hình là dòng sản phẩm Mac mới nhất là Mac Studio và Studio Display. Đây có thể là sự làm mới thương hiệu của Apple.
Với hai dòng sản phẩm mới này, Apple định vị rõ tệp khách hàng hướng đến: Các chuyên gia sáng tạo, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà thiết kế. Thực chất đây là khách hàng mục tiêu tương tự với các sản phẩm Pro trước đó. Dòng Mac Studio là sự kế thừa rõ ràng từ iMac Pro, hai máy tính đều có CPU rất mạnh(monstrous), tiêu chuẩn với Ethernet 10Gb, có một loạt các cổng Thunderbolt và USB. Nếu dòng sản phẩm này được ra mắt cách đây hai năm, khả năng cao Apple vẫn sẽ dán nhãn nó dưới cái tên “Pro" như truyền thống.
Thực chất “Studio" là một nhãn không mới, hàng loạt các nhà sản xuất PC windows tên tuổi như Raser, Lenovo, HP, Asus,... đều dùng Studio để tiếp thị sản phẩm, mong muốn những người sáng tạo chi tiền nhiều hơn cho sản phẩm của họ.
Jonathan Balck, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của công ty quảng cáo Colossus cho rằng thuật ngữ Pro mang tính lỗi thời, khô khan và mang nhiều hạn chế. Khi nói một sản phẩm là “chuyên nghiệp” nó gợi đến công việc, sự đầu tư, tức là sản phẩm dành cho người dùng sáng tạo nhưng mục đích của nó là để kiếm tiền.
Còn theo Michael Janiak, người đồng sáng lập của cơ quan thiết kế Pattern, “Studio" gợi lên môi trường cụ thể nơi các có các công việc sáng tạo, nơi mọi người có thể gặp nhau hợp tác trong các dự án, không nhất thiết vì tiền mà để thực hiện động lực sáng tạo.
Balck cho biết thêm: “Ở thời điểm hiện tại, Apple đang có rất nhiều sự chú ý của giới sáng tạo, nếu muốn giữ tệp khách hàng đó, hãng sẽ phải đảm bảo không lãng phí giá trị thương hiệu đó vào những sản phẩm không xứng đáng”.
Dù hãng chỉ mới cho ra hai sản phẩm có nhãn “Studio", nhưng có khả năng công ty đã thực sự có kế hoạch định hướng lại kế hoạch tiếp thị. Ai biết được có thể sớm thôi chúng ta sẽ thấy iPhone Studio.