Apple kiện văn phòng sáng chế và bản quyền Mỹ

Apple kiện văn phòng sáng chế và bản quyền Mỹ

Lý do Apple khởi kiện USPTO là vì, văn phòng sáng chế và sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ từ chối cho phép tập đoàn này đăng ký bản quyền những cụm từ như “Reality Composer.”
Trước đó, Apple cũng từng kiện USPTO khi văn phòng này từ chối cấp sở hữu trí tuệ thương hiệu Smart Keyboard. Còn những ứng dụng AR như “Reality Composer” và “Reality Converter” thì đã được Apple tung ra từ khoảng năm 2020, chưa rõ họ nộp đơn xin cấp sở hữu trí tuệ những cái tên này từ khi nào.
 


Theo Reuters, khi Apple đăng ký bản quyền những cái tên kể trên, thì một công ty có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ mang tên ZeroDensity lại tìm cách kháng cáo. ZeroDensity làm việc trong ngành kỹ xảo hình ảnh, và cho rằng việc Apple đăng ký thương hiệu Reality Composer hay Reality Converter có thể gây hiểu lầm với thương hiệu họ sở hữu, mang tên Reality. Cùng lúc, hai thương hiệu kể trên cũng chỉ mô tả rất đơn giản và rõ ràng công dụng của hai ứng dụng ấy.
Đơn kiện của Apple tìm cách phủ nhận điều thứ hai. Trong đơn kiện, Apple cho rằng hai cái tên này "được Apple nghĩ ra, không mô tả những công cụ phát triển phần mềm để vận hành những ứng dụng có tên được Apple đăng ký bản quyền. Chúng tạo ra cảm giác gợi ý cho người dùng, giống như Burger King là tên chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chứ chẳng liên quan gì đến hoàng gia. Việc kết hợp hai danh từ chung vào một thương hiệu, cần tới sự tưởng tượng của khách hàng để hiểu ý nghĩa cái tên, mô tả cho việc thương hiệu là thứ gợi ý cho người tiêu dùng.
Trái ngược lại, những cụm từ mô tả trực tiếp như Raisin Bran hay American Airlines mô tả rất trực tiếp và rõ ràng mặt hàng và dịch vụ được những thương hiệu ấy cung cấp. Apple có sáng tạo đến đâu đi chăng nữa, thì chúng tôi cũng không thể “'sáng tác' hay ‘chuyển đổi’ thực tại.”
Ở một khía cạnh khác thì ở Trung Quốc, nếu bán cặp kính điện toán không gian Vision Pro, Apple có thể phải đối mặt với một vụ kiện bản quyền thương hiệu với Huawei, vì tập đoàn Trung Quốc đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu Vision Pro ở nước này 4 năm trước khi cặp kính của Apple được giới thiệu tháng 6 năm ngoái.
Theo Apple Insider
← Bài trước Bài sau →